CHUYẾN ĐI ĐÃ THAY ĐỔI GÓC NHÌN CỦA CHÚNG EM VỀ NGOẠI KHÓA

Tham quan học tập tại Nhà máy thủy điện Trị An – Đập Tràng – Cửa Xả

Ngày 23/9/2023, tổ Địa Lý, Lịch Sử, Giáo dục công dân kết hợp với tổ Vật Lý tổ chức chuyến tham quan học tập thực tế tại Nhà máy thủy điện Trị An – Đập Tràng – Cửa Xả và Rừng đặc dụng Miền Đông Nam Bộ - Khu du lịch Hồ Bà Hào - Chiến Khu D – Khu Ủy Miền Đông Nam Bộ cho học sinh Khối 10, 11 nhằm giúp học sinh mở rộng phạm vi học tập, nâng cao khả năng quan sát, thực hành và vận dụng kiến thức từ thực tế cuộc sống cho học sinh; đồng thời qua đó giáo dục lòng yêu nước, tự hào về những chiến công của cha ông trong lịch sử, giáo dục trách nhiêm tham gia xây dựng, phát triển kinh tế , rèn luyện các phẩm chất của người lao động tự giác, sáng tạo…

Với sự tham gia của 100 học sinh và sự hướng dẫn chuyên môn từ các thầy cô tổ bộ môn cùng Ban quản lý chiến khu D, Khu Ủy miền Đông đã tạo cho học sinh sự hứng khởi, sự trải nghiệm giữa lí thuyết và thực tế góp phần bồi dưỡng và giúp các em học sinh trưởng thành hơn, nỗ lực hơn trong học tập và rèn luyện đạo đức.

Đến với điểm tham quan đầu tiên tại nhà máy thủy điện Trị An, học sinh đã tìm hiểu và bổ sung cho mình những thông tin bổ ích về nhà máy như: Nhà máy thủy điện Trị An có 4 tổ máy phát điện, với tổng công suất thiết kế 400 MW, sản lượng điện trung bình hàng năm 1,7 tỉ KWh. Lưu lượng nước chạy máy phát điện ở công suất định mức là 880 m3/s, tương ứng 220 m3/s cho mỗi tổ máy, cột nước tinh là 53 m. Nhà máy thủy điện được xây với tổng công suất lắp máy 400 MW.

Trong quá trình tham quan các em học sinh đã được các chú kỹ sư trong nhà máy thủy điện hướng dẫn đi tham quan vị trí lắp đặt tổ máy phát, phòng điều hành, trạm phát điện … Đồng thời các em cũng đã đặt nhiều câu hỏi và được giải đáp một cách thỏa đáng, thuyết phục.

Thông qua chuyến tham quan thực tế tại Nhà Máy Thủy Điện Trị An, các em học sinh đã hiểu rõ hơn về các khái niệm lý thuyết tại trường như: cung cấp điện, nhà máy điện và trạm biến áp, bảo vệ relay và tự động hóa và sự phát triển bền vững.

Rừng đặc dụng Miền Đông Nam Bộ - Chiến Khu D – Khu Ủy Miền Đông Nam Bộ

Điểm dừng chân thứ hai trong hành trình là Chiến khu D- Khu Ủy miền Đông. Đây là căn cứ địa quan trọng của miền Đông Nam bộ, là hiện thân của tinh thần “Miền Đông gian lao mà anh dũng”, là nơi che giấu, nuôi dưỡng, rèn luyện các lực lượng cách mạng. Từ chiến khu D có thể liên lạc với hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, với chiến trường Nam Trung bộ và chiến trường Tây nguyên. Cùng với các căn cứ Bắc Tây Ninh, Củ Chi, ... chiến khu D tạo thế áp sát các cơ quan đầu não của địch ở Sài Gòn.

Từ căn cứ địa này, trong giai đoạn 1962 - 1967, Khu ủy miền Đông, Bộ Tư lệnh quân khu đã lãnh đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang phối hợp với quân chủ lực Miền làm nên những chiến thắng vang dội như: tiến công diệt một loạt đồn bốt địch nằm sâu trong chiến khu như đồn Bàu Cá Trê, chi khu Hiếu Liêm, đồn Cây Gáo, đồn Trị An; mở chiến dịch Bình Giã (2/12/1964 – 3/1/1965) thắng lợi, sau đó mở chiến dịch Đồng Xoài (đường 14) tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

Chuyến tham quan học tập thực tế đã giúp các em học sinh cảm thấy tự hào trước khí phách, ý chí chiến đấu, không ngại gian khổ, hy sinh của các thế hệ cha, anh đi trước đã anh dũng chiến đấu vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Đây cũng là dịp ôn lại những chiến công lừng lẫy của dân và quân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp & chống Mỹ gắn liền với mật khu căn cứ Chiến khu D, Khu ủy miền Đông và Trung Ương Cục miền Nam - một trong hai căn cứ quan trọng nhất của miền Đông Nam Bộ.

Sau chuyến tham quan, các nhóm học sinh tích cực chuẩn bị các sản phẩm học tập để báo cáo trước lớp. Sản phẩm của các em rất công phu, sáng tạo với những cuốn catalog hay những tập san, album, poster…

Những lời cảm nhận “Chuyến đi đã thay đổi góc nhìn của em về ngoại khóa. Thật vui và bổ ích!” (Song Phúc - 11A1); “Đầy cảm xúc và rất xứng đáng!” ( Minh Thư - 11A1); “Buổi ngoại khóa giúp em học được nhiều điều, hiểu được nhiều thứ.” (Minh Hiếu - 11A1)… là nguồn động lực để các thầy cô tổ chức thật nhiều chuyến tham quan học tập bổ ích và lý thú trong chặng đường tiếp theo của năm học.

TỔ ĐỊA LÝ- LỊCH SỬ - GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Đánh giá bài viết
Bình luận của bạn
Đánh giá của bạn:
*
*
*
 Captcha

Số lần xem: 480

NGÔI SAO VÀ NHỮNG CON SỐ ẤN TƯỢNG

  • Thời gian thành lập

    30
    +
  • Tỷ lệ đậu đại học

    100
    %
  • Số học sinh đã học tại trường

    20000
    +
  • Năm liên tiếp đỗ đại học đạt 100%

    17
    +

TRƯỜNG NGÔI SAO

THPT Dân lập Ngôi Sao (do Phân hiệu 1 của trường PTDL Đào tạo Học sinh Giỏi tách ra lập thành). Quyết định thành lập số: 7541/QĐ-UB-VX do UBND TpHCM cấp ngày 9/12/1999. Đổi tên thành trường THCS, THPT Ngôi Sao năm 2012.

Trường THCS, THPT Ngôi Sao     

Địa Chỉ: 18  khu dân cư An Lạc, P.Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân, Tp.Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 028 3751 3062  - 028 3751 3063

Email: ngoisao@ngoisao.edu.vn - thien-gv0002@ngoisao.edu.vn

Thiết kế website Webso.vn